Việc tổ chức xét nghiệm dịch Covid-19 cho tất cả mọi người đều rất tốn kém, cho nên các hiệp hội đã đưa ra đề xuất các tổ chức y tế được phép bán kit xét nghiệm, với các mức giá cạnh tranh, cần được kiểm soát và bình ổn giá cho mặt hàng này. Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp, cùng các hiệp hội đại diện nhiều nhóm ngành hàng chủ lực khác nhau của Việt Nam cũng vừa gửi thư kiến nghị đến Thủ tướng chính phủ về việc đề xuất phòng chống dịch theo điểm, phục hồi kinh doanh, sản xuất an toàn trong thời điểm chống dịch mới. Sau đây, cksocks sẽ gửi đến bạn những thông tin về việc bình ổn giá kit xét nghiệm trong thời điểm tình hình dịch đang khá phức tạp như hiện nay.
Mục Lục
Các hiệp hội nhiều nhóm ngành gửi thư đến Thủ tướng về việc bình ổn giá kit xét nghiệm

14 hiệp hội vừa đưa thư kiến nghị được gửi đến Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chiều tối 16/9. 14 hiệp hội doanh nghiệp gồm: Lương thực thực phẩm TP HCM. Thực phẩm minh bạch. Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Nhựa Việt Nam, Dệt may Việt Nam. Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam. Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao. Da giày – Túi xách Việt Nam. Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM; Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Sữa Việt Nam. Giấy và bột giấy Việt Nam. Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Các hiệp hội này phản ánh chi phí xét nghiệm COVID-19 hiện rất lớn do giá kit cao. Mật độ xét nghiệm dày,. Gây tốn kém cho doanh nghiệp. Do đó, đề xuất với Chính phủ cho các tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh. Kiểm soát giá kit xét nghiệm như mặt hàng cần bình ổn giá hoặc được Nhà nước trợ giá theo Luật giá.
Ngoài ra, cộng đồng các doanh nghiệp này mong được khấu trừ chi phí xét nghiệm. Phòng chống dịch vào chi phí doanh nghiệp hoặc kinh phí công đoàn, phí bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí cho các cá nhân đóng bảo hiểm. Còn với những người chưa đóng, sẽ do ngân sách chi trả. Các bệnh viện, tổ chức y tế tư nhân được phép thu phí xét nghiệm và điều trị.
Nhiều doanh nghiệp phải chi số tiền lớn xét nghiệm cho nhân viên
Hiện chi phí xét nghiệm Covid-19 cho người lao động là một trong những gánh nặng lớn của doanh nghiệp. Ông Lê Xuân Tân, thành viên ban giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Gỗ Hạnh Phúc ở Đồng Nai cho biết. Chưa đến 2 tháng, doanh nghiệp đã có 1.600 lần test cho 300 công nhân. Như vậy, trung bình, mỗi công nhân nhà máy được xét nghiệm 3 lần một tháng. Các hình thức xét nghiệm được doanh nghiệp này sử dụng gồm: PCR mẫu đơn 750.000 đồng một lần test một người. PCR gộp 5 (5 người lấy mẫu cho cho chung vào một lọ. Nếu kết quả dương tính thì tách từng người ra xét nghiệm lại) giá 300.000 đồng một người. Test nhanh là 280.000 đồng một người.
Theo ông, đấy là “một khoản tiền khủng khiếp” bởi công ty có thể mất một chi phí lớn. Lên đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi lần kiểm tra. Tương tự, bà Nguyễn Minh Trang, Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải Delta cho biết. Khoảng 2-3 tháng nay, doanh nghiệp mất 300 triệu đồng mỗi tháng cho việc xét nghiệm PCR. Tuỳ theo mẫu gộp (từ 1 đến 10), phổ giá từ 750.000 đồng xuống 193.000 đồng một người một lần xét nghiệm. Tổ chức y tế, bệnh viện, y tế lưu động của địa phương hoặc của doanh nghiệp sẽ xét nghiệm đối với điểm sản xuất.
Chi phí cho mỗi lần xét nghiệm khá tốn kém

Gần đây nhất, 11 doanh nghiệp (sở hữu 1.337 nhà hàng với gần 41.000 nhân viên). Trong ngành bán lẻ và F&B cũng bày tỏ lo ngại tăng chi phí hoạt động trước yêu cầu người lao động phải xét nghiệm nhanh Covid-19 hai ngày một lần. Với mức phí doanh nghiệp tự chi trả. Điều này có thể tác động tiêu cực đến việc quay trở lại kinh doanh của doanh nghiệp khi kinh tế mở dần.
Bên cạnh đó, để thực hiện quá trình hỗ trợ phục hồi kinh tế. Các hiệp hội mong muốn Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện miễn, giảm các loại thuế, phí, tiền điện, nước các biện pháp đã nêu trong Nghị quyết 105/NQ-CP, kiểm tra tiến độ và hiệu quả thực hiện chính sách.
Với các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14 hiệp hội kiến nghị cho phép cộng lãi suất ngân hàng vào dư nợ gốc trong 24 tháng, đồng thời gia hạn nợ 12 tháng đối với dư nợ ngắn hạn, 24 tháng đối với nợ trung, dài hạn. Cộng đồng doanh nghiệp cũng mong muốn sự hỗ trợ để lập các cơ sở lưu trú, lập các trạm y tế tại chỗ hoặc lưu động. Để triển khai phòng chống dịch tại các nhà máy, cụm nhà máy, khu công nghiệp.