Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng trầm trọng, điều này đã phá vỡ đi những kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp thủy sản đã đề ra, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu từ hôm nay đến cuối năm 2021. Rất nhiều ngành hàng đang rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu quá mức, người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đưa ra quyết định giảm diện tích nuôi cá, tôm,… gây nên tình trạng thiếu khiến nguyên liệu trầm trọng ở ngành thuỷ sản vào những tháng tới cuối năm. Chính vì lẽ này, bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã quyết định đưa ra cuộc họp khẩn để tìm ra giải pháp vẹn cả đôi đường, sau đây cksocks sẽ gửi đến thông tin chi tiết cuộc họp đến với tất cả quý độc giả.
Mục Lục
Hội nghị trực tuyến đưa ra ý kiến tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Tại hội nghị trực tuyến bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến và xuất khẩu nông thủy sản sau giãn cách ở khu vực Nam Bộ. Diễn ra ngày 17-9, ông Lê Minh Hoan – bộ trưởng Bộ NN&PTNT – đề nghị lãnh đạo 13 tỉnh thành tại ĐBSCL. Cần ngồi lại với doanh nghiệp để kiến tạo không gian vừa an toàn chống dịch vừa sản xuất được. Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Hoài Nam – phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Cho biết chỉ có 30 – 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội.
Số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục hoạt động sản xuất. Bởi chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy. Doanh nghiệp mất khách hàng do giãn cách quá lâu. Không đảm bảo tiến độ giao hàng.
“Chúng tôi chủ động tăng giá tôm nhưng nhiều người dân vẫn lo lắng dịch bệnh bùng phát. Gây ảnh hưởng giá cả sau này nên họ giảm diện tích nuôi trồng”. Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú nói. Với thực trạng trên, ông Phú dự báo 3 tháng tới nguyên liệu tôm sẽ thiếu trầm trọng. Doanh nghiệp không thể đáp ứng đơn hàng cho đối tác nước ngoài những tháng cuối năm.
Ý kiến của ban lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng. Doanh nghiệp thuỷ sản đang đứng trước nhiều thách thức. Hầu hết doanh nghiệp đều không thể ngờ rằng dịch bệnh kéo dài 3 tháng nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. “Rất nhiều doanh nghiệp bị động khi dịch kéo dài sang tháng thứ 2. Với áp lực đó, công suất chế biến ngành chỉ đạt 30%. Nhiều đơn hàng không đáp ứng được”, ông Nam nói.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Quang đề xuất chính quyền cần khuyến khích người dân thả nuôi tôm ngay từ bây giờ để cuối tháng 11, tháng 12. Có tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đi các nước. Ông cũng đề nghị các địa phương ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động để họ sớm trở lại sản xuất.
Đồng quan điểm, ông Nam cho rằng, các địa phương cần sớm cho các doanh nghiệp mở cửa trở lại. Hiệp hội mong Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có ý kiến tới các địa phương sớm phê duyệt phương án hoạt động “3 tại chỗ”. Để doanh nghiệp sớm hoạt động và xem xét bỏ quy định cách ly 14 ngày. Đối với lực lượng đi thu hoạch cá tại các tỉnh bằng việc xét nghiệm PCR.
Tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản tỉnh phía Nam

Ngoài ra, ông cũng đề nghị Bộ Y tế cần có hướng dẫn rõ ràng. Đối với nhà máy sản xuất xét nghiệm theo quy tắc nào để triển khai thống nhất. Về khả năng phục hồi của TP HCM và các tỉnh phía Nam sau hôm nay. Ông Nam cho rằng qua khảo sát theo dịch tễ, tiêm vaccine, số ca mắc…, VASEP chia làm 3 vùng.
Vùng 1, tỷ lệ nhiễm thấp có 6 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Vĩnh Long,… Chủ yếu doanh nghiệp tôm. Nếu sau ngày 15/9 nới lỏng theo từng phần để doanh nghiệp sản xuất. Thì sang tháng 10 khả năng phục hồi khoảng 60%. Đến cuối năm 80%. Vùng 2, các tỉnh đã từng bước kiểm soát được dịch gồm An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp,… Sang tháng 10 phục hồi khoảng 50%, cuối năm khoảng 70%.
Các doanh nghiệp sản xuất chế biến thuỷ sản tại Tiền Giang, An Giang,… Cũng chung tình cảnh vì nông dân đang ngại tái nuôi thuỷ hải sản. Nguyên nhân là các sản phẩm cá, tôm, cua của họ thời gian qua. Do ảnh hưởng của việc giãn cách phòng chống Covid-19 nên bị ùn ứ, khó tiêu thụ. Trong khi đó, công suất chế biến tại nhiều nhà máy chỉ đạt khoảng 30-40% vì làm “3 tại chỗ”. Vùng 3, tỷ lệ nhiễm cao gồm Tiền Giang, Long An, TP HCM, Bình Dương, đây là vùng có nhiều doanh nghiệp nhất. Theo tính toán, đến cuối tháng 9 vẫn chỉ 20-30% phục hồi, sang tháng 10 tăng lên 40%, đến cuối năm chỉ đạt 60%.